Từ khóa: Giải pháp; phát triển bền vững; đại học xanh; tiêu dùng xanh; doanh nghiệp; trách nhiệm xã hội; Việt Nam; Châu Á
Năm 2024, các dự án nghiên cứu tại Living Lab UEH Green Campus đã chứng minh sức sáng tạo không ngừng nghỉ khi đưa ra hàng loạt giải pháp đột phá, hướng tới mục tiêu xây dựng một Đại học UEH xanh, sạch, đẹp và bền vững. Với 20 bài nghiên cứu tập trung vào phát triển bền vững, chính người học tại UEH đã đề xuất hơn 47 giải pháp sáng tạo đã được đề xuất. Đây chính là cách UEH thực thi định hướng “trao quyền cho người học hành động bền vững” trong quản trị & vận hành chiến lược Đại học bền vững.
Từ các bài nghiên cứu, sinh viên UEH đã mang đến một bức tranh đa dạng về các giải pháp bảo vệ môi trường. Các giải pháp liên quan tới việc tối ưu hóa quy trình vận hành để giảm thiểu năng lượng tiêu thụ, đến việc xây dựng các mô hình kinh tế tuần hoàn, hay nâng cao nhận thức cộng đồng về phân loại rác thải, mỗi giải pháp đều đóng góp vào mục tiêu phát triển một đại học xanh của UEH Green Campus.
Dưới đây chính là các giải pháp đã được rút ra từ 20 bài nghiên cứu thuộc 6 chủ đề của Living Lab UEH Green Campus:
Chủ đề: Thay đổi hành vi |
||||||
Đào tạo |
Khuyến khích hành động nhỏ của sinh viên: Giảm sử dụng túi nylon, mang bình nước cá nhân, và dùng hộp đựng thực phẩm thay vì túi nhựa, nhằm giảm thiểu rác thải nhựa và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường. Đào tạo và giáo dục: Lồng ghép kiến thức về bảo vệ môi trường vào chương trình giảng dạy thông qua các môn học về môi trường, kinh tế xanh, kỹ năng sống, và tổ chức các hội thảo, buổi thực hành về tiêu dùng bền vững và phân loại rác. Xây dựng cộng đồng xanh: Triển khai các trạm xanh và mô hình quản lý rác thải 3R, 7R, đồng thời tổ chức các workshop và cuộc thi nghiên cứu khoa học về môi trường để sinh viên phát triển kỹ năng sáng tạo và giải pháp bền vững. Thực hiện mô hình UEH Zero Waste Campus: Tích hợp các khóa học và dự án thực tiễn về quản lý rác thải, tái chế và kinh tế tuần hoàn để sinh viên có thể áp dụng các giải pháp bảo vệ môi trường vào thực tế. Hoạt động ngoại khóa và thực tế: Tổ chức tham quan khu bảo tồn thiên nhiên, dự án cộng đồng, và các lớp học chuyên đề về kinh tế tuần hoàn để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của sinh viên đối với môi trường. |
|||||
Nghiên cứu |
Nghiên cứu về xe điện: Thực hiện nghiên cứu về tác động của xe điện đối với ô nhiễm không khí, giảm phát thải CO2 và ô nhiễm tiếng ồn tại các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho chính sách phát triển xe điện tại Việt Nam. Nghiên cứu hành vi tiêu dùng: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi sử dụng túi vải của người tiêu dùng, từ đó đưa ra chiến lược giáo dục và chính sách khuyến khích sử dụng túi thân thiện với môi trường, như áp dụng phí môi trường đối với túi nilon. Khuyến khích nghiên cứu sinh viên: Tạo cơ hội cho sinh viên tham gia các đề tài nghiên cứu về môi trường, như mô hình Zero Waste Campus hoặc kinh tế tuần hoàn, với sự hỗ trợ tài chính, kỹ thuật và định hướng chuyên môn từ nhà trường, giúp phát triển các giải pháp sáng tạo và thực tiễn. |
|||||
Quản trị |
Phân loại rác thải: Quy định phân loại rác tại hộ gia đình thành 3 nhóm: rác thải hữu cơ, rác thải tái chế và rác thải còn lại, nhằm tận dụng rác tái chế, bảo vệ môi trường và nâng cao nhận thức cộng đồng về việc bảo vệ môi trường. Khuyến khích sử dụng túi vải: Áp dụng các chính sách như thu phí môi trường đối với túi nilon và hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất túi vải, hợp tác với các nhà bán lẻ và đơn vị tái chế để giảm thiểu sử dụng túi nilon, đồng thời tăng cường truyền thông về lợi ích của túi vải. Quản lý các sáng kiến xanh trong UEH: Thiết lập các cơ chế giám sát và cải thiện chất lượng tổ chức các chương trình bảo vệ môi trường trong khuôn viên trường, tối ưu hóa nguồn lực và tăng cường sự tham gia của sinh viên vào các sáng kiến môi trường. Phát triển bền vững trong quản lý: Áp dụng nguyên tắc phát triển bền vững để tối ưu hóa nguồn lực và xây dựng hệ sinh thái xanh bền vững, bao gồm việc cải tạo cơ sở vật chất thân thiện môi trường và kết nối với các tổ chức trong và ngoài nước để phát triển sáng kiến xanh. Xây dựng chính sách quản trị xanh: Xây dựng các chính sách khuyến khích hành động xanh, tổ chức diễn đàn và hội thảo về môi trường để sinh viên trao đổi ý tưởng, đồng thời phổ biến các nguyên tắc xanh trong quản lý và hoạt động của nhà trường, đảm bảo tính bền vững lâu dài. |
|||||
Vận hành |
Chương trình du lịch xanh: Triển khai các chuyến du lịch đến khu du lịch bền vững và tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, qua đó nâng cao nhận thức và giáo dục sinh viên về du lịch bền vững. Phong trào bảo vệ môi trường: Phát động các phong trào như cuộc thi tái chế rác thải nhựa, phân loại rác tại nguồn và áp dụng phương pháp 3R (Giảm thiểu - Tái sử dụng - Tái chế) để khuyến khích sinh viên tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường. Nền tảng kỹ thuật số xanh: Sử dụng nền tảng kỹ thuật số để cải thiện trải nghiệm người dùng, hỗ trợ mua sắm các sản phẩm hữu cơ và khuyến khích thói quen tiêu dùng xanh thông qua các hệ thống trực tuyến dễ sử dụng và tiện lợi. Doanh nghiệp mỹ phẩm hữu cơ: Cải thiện quy trình sản xuất của các doanh nghiệp mỹ phẩm hữu cơ bằng việc áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường và kiểm soát chất lượng chặt chẽ, đồng thời phát triển các sản phẩm an toàn, đáp ứng nhu cầu của thị trường mà không ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Mô hình vận hành thân thiện với môi trường: Cung cấp túi vải thay cho túi nilon tại các cửa hàng và khu vực công cộng, thiết lập hệ thống thu gom và xử lý rác thải nhựa tại các khu đô thị, đồng thời triển khai các chương trình giảm thiểu túi nilon tại các điểm bán lẻ. Giải pháp vận hành bền vững: Áp dụng các giải pháp như lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời, triển khai công nghệ xử lý rác thải hiện đại và sử dụng công cụ kỹ thuật số hỗ trợ các hoạt động xanh, tạo ra môi trường học tập và làm việc thân thiện với sinh viên. |
|||||
Cộng đồng |
Chương trình giáo dục cộng đồng về xe điện: Tổ chức các hội thảo, chiến dịch truyền thông và sự kiện ngoài trời để nâng cao nhận thức về lợi ích của xe điện đối với môi trường, giảm ô nhiễm không khí và tiết kiệm chi phí nhiên liệu, đặc biệt là với thế hệ Z thông qua các kênh truyền thông xã hội và các buổi nói chuyện. Hoạt động tình nguyện bảo vệ môi trường: Tổ chức các hoạt động tình nguyện như dọn dẹp rác thải tại các điểm du lịch, tham gia chiến dịch bảo tồn thiên nhiên và giáo dục cộng đồng về du lịch xanh, giúp sinh viên trực tiếp tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường. Chống rác thải nhựa: Tổ chức các hoạt động truyền thông về tác hại của nhựa dùng một lần, như hội thảo, áp phích và chiến dịch trực tuyến, để nâng cao nhận thức của cộng đồng sinh viên và giảng viên về việc giảm thiểu rác thải nhựa. Phong trào cộng đồng hướng đến tiêu dùng xanh: Phát động các phong trào như “Ngày không túi ni lông,” “Tháng tiêu dùng xanh,” và các chiến dịch “Sử dụng sản phẩm tái chế” để khuyến khích sinh viên và giảng viên thay đổi thói quen tiêu dùng, đồng thời tổ chức các hoạt động như thu gom, phân loại rác và trồng cây xanh trong khuôn viên trường. Nâng cao nhận thức về mỹ phẩm hữu cơ: Tổ chức các chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức về lợi ích và rủi ro của việc sử dụng mỹ phẩm hữu cơ, khuyến khích sinh viên và cộng đồng sử dụng các sản phẩm an toàn và bảo vệ sức khỏe. Xây dựng cộng đồng xanh tại UEH: Tạo ra một môi trường học tập và sống có ý thức bảo vệ môi trường cao, với sinh viên đóng vai trò nòng cốt trong việc lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường và thúc đẩy hành vi sống xanh không chỉ trong cộng đồng UEH mà còn với các khu vực dân cư lân cận. Mô hình UEH Zero Waste Campus: Thúc đẩy tinh thần trách nhiệm và tham gia của sinh viên vào các hoạt động xanh, như tuyên truyền, tập huấn, và thực hiện các sáng kiến không rác, nhằm xây dựng một môi trường học tập không rác và lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường đến cộng đồng bên ngoài. Tổ chức các chiến dịch tuyên truyền và hoạt động tình nguyện: Xây dựng các mạng lưới liên kết giữa sinh viên và cộng đồng để thúc đẩy lối sống xanh, tổ chức các hội thảo và hoạt động tình nguyện bảo vệ môi trường, từ đó lan tỏa giá trị bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong xã hội rộng lớn hơn. |
Chủ đề: Thay đổi nhu cầu |
||||||
Quản trị |
Quản trị chiến lược bền vững: Xây dựng chiến lược quản trị với cam kết phát triển bền vững, bao gồm việc ưu tiên sử dụng sản phẩm thời trang thân thiện với môi trường và tăng cường hợp tác với các nhà cung cấp đạt tiêu chuẩn bền vững. Đồng thời, tăng cường truyền thông nội bộ và công khai các chiến dịch nâng cao nhận thức về thời trang bền vững để khuyến khích cộng đồng tham gia. Quản lý chặt chẽ chuỗi cung ứng và chứng nhận sản phẩm đạt chuẩn bền vững sẽ giúp đảm bảo tính minh bạch và nâng cao giá trị thương hiệu. |
|||||
Vận hành |
Vận hành mô hình thời trang bền vững: Xây dựng các mô hình vận hành bền vững trong ngành thời trang, bao gồm việc áp dụng quy trình sản xuất và sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường, như vật liệu tái chế, tối ưu hóa năng lượng trong quá trình sản xuất và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Đồng thời, việc tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng cao và quy trình vận hành xanh sẽ đảm bảo tính bền vững lâu dài, từ đó giúp duy trì uy tín và trách nhiệm của thương hiệu đối với môi trường. |
Chủ đề: Công nghệ |
||||||
Quản trị |
Quản trị chiến lược bền vững: Các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược quản lý bền vững toàn diện, từ việc sử dụng năng lượng tái tạo đến xây dựng cơ sở vật chất xanh. Điều này không chỉ cải thiện chỉ số ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) mà còn nâng cao mối quan hệ với các đối tác và khách hàng trong và ngoài nước, giúp đảm bảo sự phát triển bền vững lâu dài. |
|||||
Vận hành |
Vận hành bền vững thông qua công nghệ và minh bạch thông tin: Ứng dụng công nghệ để minh bạch hóa thông tin và quản lý các hoạt động vận hành. Việc xây dựng nền tảng quản lý thông tin minh bạch, như ứng dụng kiểm tra tính bền vững trong chuỗi cung ứng, giúp nâng cao nhận thức về phát triển bền vững trong cộng đồng UEH. Cùng với đó, việc tái sử dụng và tái chế tại các cơ sở của trường và áp dụng quy trình quản lý rác thải, năng lượng hiệu quả bằng công nghệ thông minh sẽ góp phần giảm thiểu tác động môi trường. Khung TOE (Technology-Organization-Environment): Doanh nghiệp cần sử dụng khung TOE để đồng bộ hóa công nghệ, cấu trúc tổ chức và môi trường hoạt động. Điều này giúp tối ưu hóa quy trình làm việc, cải thiện năng suất và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững mà không làm giảm hiệu quả công việc. |
|||||
Cộng đồng |
Khuyến khích nghiên cứu khoa học về bảo vệ môi trường: Cộng đồng cần thúc đẩy các dự án nghiên cứu khoa học về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Những nghiên cứu này không chỉ tạo ra các giải pháp bảo vệ môi trường mà còn giúp xây dựng hình ảnh của trường là một trung tâm nghiên cứu quan trọng, đóng góp vào các vấn đề xã hội và môi trường. |
Chủ đề: Truyền thông và giáo dục |
||||||
Đào tạo |
Đào tạo nhân lực xanh: Xây dựng các chương trình đào tạo chuyên biệt về phát triển bền vững, kinh tế xanh và công nghệ môi trường. Những chương trình này giúp sinh viên không chỉ hiểu sâu về các vấn đề môi trường mà còn trang bị cho họ các kỹ năng và kiến thức cần thiết để giải quyết những thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu và khủng hoảng tài nguyên. Tích hợp kỹ năng mềm vào chương trình đào tạo: Kết hợp các kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, tư duy phản biện và giải quyết vấn đề vào chương trình học. Việc kết hợp lý thuyết với thực tế, cùng các kỳ thực tập tại doanh nghiệp, giúp sinh viên phát triển toàn diện. Các chương trình hướng nghiệp cũng sẽ giúp sinh viên định hướng nghề nghiệp và phát triển các kỹ năng cần thiết cho sự nghiệp tương lai. |
|||||
Vận hành |
Hợp tác với doanh nghiệp: Tăng cường hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp để đảm bảo chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường. Điều này tạo cơ hội cho sinh viên tiếp cận môi trường làm việc thực tế, từ đó giúp họ nắm bắt các yêu cầu và xu hướng nghề nghiệp, đồng thời tạo cầu nối giữa đào tạo và công việc trong ngành phát triển bền vững. |
Chủ đề: Tín chỉ Carbon |
||||||
Đào tạo |
Chương trình đào tạo về kinh tế xanh và năng lượng sạch: Xây dựng các chương trình đào tạo chuyên sâu về các lĩnh vực như kinh tế xanh, công nghệ tái tạo và năng lượng sạch. Sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về cách thức phát triển kinh tế bền vững mà không làm tổn hại đến môi trường. Các môn học có thể bao gồm sử dụng năng lượng hiệu quả, quản lý môi trường và các chính sách phát triển bền vững. |
|||||
Nghiên cứu |
Phân tích mối quan hệ giữa kinh tế và phát thải CO2: Chú trọng nghiên cứu mối quan hệ giữa các chỉ số kinh tế (như GDP, FDI, vốn tích lũy, thương mại) và mức độ phát thải CO2. Những nghiên cứu này sẽ cung cấp cơ sở khoa học để phát triển các chính sách hỗ trợ phát triển bền vững và chiến lược giảm phát thải CO2. Phân tích tác động của thuế bảo vệ môi trường và năng lượng tái tạo: Nghiên cứu có thể mở rộng để đánh giá tác động cụ thể của các biện pháp thuế bảo vệ môi trường và năng lượng tái tạo đối với mức phát thải khí nhà kính tại các quốc gia trong khu vực. Cơ sở khoa học từ các nghiên cứu này sẽ giúp tối ưu hóa các chính sách môi trường và năng lượng tái tạo, đồng thời đánh giá hiệu quả của các chiến lược hợp tác và đầu tư năng lượng tái tạo giữa các quốc gia, từ đó định hướng phát triển công nghệ và chính sách bền vững. |
|||||
Quản trị |
Thiết lập và áp dụng thuế bảo vệ môi trường: Các quốc gia cần thiết lập và áp dụng thuế bảo vệ môi trường một cách chặt chẽ, với khung pháp lý minh bạch và hiệu quả để khuyến khích doanh nghiệp tuân thủ và đầu tư vào công nghệ năng lượng tái tạo. Điều này giúp giảm tình trạng "trốn thuế môi trường" và thúc đẩy việc phát triển các chính sách bền vững. Quản trị hiệu quả cũng bao gồm việc phối hợp quốc tế trong việc chia sẻ kinh nghiệm và công nghệ, xây dựng mạng lưới năng lượng bền vững trong khu vực. |
|||||
Vận hành |
Mô hình thực hành phát triển bền vững trong trường học: Xây dựng các mô hình thực hành về phát triển bền vững trong khuôn viên trường, bao gồm việc sử dụng năng lượng tái tạo, hệ thống xử lý chất thải hiệu quả và áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất xanh trong các dự án của trường. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu tác động môi trường mà còn tạo điều kiện cho sinh viên học hỏi và thực hành các mô hình bền vững. Khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo trong vận hành: Các giải pháp điều hòa môi trường và khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo có thể cải thiện hiệu quả vận hành của doanh nghiệp. Đầu tư vào các nguồn năng lượng sạch như năng lượng gió, mặt trời và thủy điện giúp giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và tối ưu hóa hiệu suất sản xuất, vận hành. Các doanh nghiệp có thể áp dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng trong các quy trình hàng ngày, chuyển đổi sang các mô hình sản xuất và tiêu thụ thân thiện với môi trường hơn. |
Chủ đề: Khác |
||||||
Đào tạo |
Đầu tư vào giáo dục chuyên sâu và nâng cao nhận thức cộng đồng: Việc đầu tư vào giáo dục chuyên sâu về phát triển bền vững giúp tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao có khả năng giải quyết các thách thức môi trường. Đồng thời, tăng cường nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường sẽ thúc đẩy hành vi sống xanh và tạo nên một xã hội có ý thức bảo vệ thiên nhiên. Đây chính là nền tảng quan trọng để phát triển bền vững trong tương lai. |
|||||
Nghiên cứu |
So sánh các quốc gia phát triển và đang phát triển trong khu vực APEC: Các nghiên cứu so sánh hiệu quả áp dụng các chính sách FDI, ICT, tài chính xanh và phát triển tài chính ở các quốc gia phát triển và đang phát triển trong khu vực APEC có thể cung cấp thông tin quan trọng. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp xác định sự khác biệt và từ đó đưa ra giải pháp phù hợp cho từng nhóm quốc gia, hỗ trợ phát triển chính sách bền vững và điều chỉnh chiến lược tăng trưởng. Tác động của tài chính xanh và ICT đến tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu về tác động của tài chính xanh và ICT đến tăng trưởng kinh tế sẽ giúp đưa ra các giải pháp chính sách có tính dài hạn, góp phần xây dựng chiến lược phát triển kinh tế bền vững cho khu vực APEC. Những kết quả nghiên cứu này có thể hỗ trợ điều chỉnh và cải thiện các chính sách để đạt được sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. |
|||||
Quản trị |
Cải thiện hệ thống pháp luật và cơ sở hạ tầng xanh: Xây dựng và cải thiện hệ thống pháp lý về bảo vệ môi trường, đồng thời khuyến khích đầu tư vào cơ sở hạ tầng xanh. Các chính sách rõ ràng và cơ sở hạ tầng hiện đại giúp tối ưu hóa quy trình quản lý và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững. Việc xây dựng nền tảng vững chắc này tạo cơ hội phát triển các hoạt động vận hành bền vững. Giải pháp tài chính xanh và khung pháp lý minh bạch: Đưa ra các quy định môi trường nghiêm ngặt và giải pháp tài chính xanh nhằm thúc đẩy các quốc gia xây dựng khung pháp lý bền vững. Các chính sách ưu đãi tài chính cho năng lượng sạch và áp đặt thuế môi trường đối với doanh nghiệp giúp khuyến khích thay đổi trong hoạt động kinh doanh, nâng cao trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường. Giám sát thực thi cam kết quốc tế và xử lý nghiêm các vi phạm góp phần cải thiện hiệu quả phát triển. Cải thiện khả năng điều hành và ổn định tài chính: Cải thiện hệ thống tài chính và xây dựng cơ chế ổn định giúp giảm thiểu rủi ro kinh tế toàn cầu. Các giải pháp này nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế và bảo vệ sự ổn định khu vực. Giám sát chặt chẽ nguồn vốn tài chính xanh để đảm bảo sự phát triển bền vững, đồng thời khuyến khích phát triển hạ tầng ICT và đào tạo kỹ năng công nghệ số, từ đó nâng cao năng lực quản lý và điều hành trong khu vực APEC. Chính sách doanh nghiệp: Các chính sách hỗ trợ tài chính, như giảm thuế cho doanh nghiệp bảo vệ môi trường, sẽ khuyến khích sự chuyển đổi sang các mô hình bền vững. |
|||||
Vận hành |
Áp dụng công nghệ và mô hình kinh doanh xanh: Áp dụng các công nghệ tiên tiến và mô hình kinh doanh xanh, bao gồm sử dụng năng lượng tái tạo và giảm thiểu chất thải. Cải thiện hệ thống quản lý môi trường và sử dụng năng lượng tái tạo: giải pháp cải thiện hệ thống quản lý môi trường tại các quốc gia châu Á, thông qua việc thiết lập các quy định nghiêm ngặt và đầu tư vào hạ tầng xử lý rác thải. Đồng thời, khuyến khích chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo như gió, mặt trời và thủy điện để xây dựng mô hình vận hành hiệu quả, giảm ô nhiễm và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. |
Qua những nghiên cứu khoa học đầy tâm huyết, sinh viên UEH đã chứng minh rằng giới trẻ có thể đóng góp tích cực vào việc giải quyết các vấn đề môi trường. Những giải pháp sáng tạo này không chỉ mang ý nghĩa lý thuyết mà còn có thể được ứng dụng thực tiễn, góp phần xây dựng một Đại học bền vững. Đây là minh chứng rõ nét cho thấy kết nối giữa lý thuyết và thực tiễn trong quá trình đào tạo tại UEH.
Tin, ảnh: Tác giả, Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên UEH, Phòng Marketing Truyền thông UEH.